Giảm thiểu tác hại của khí độc formaldehyde trong nhà
Khí độc formaldehyde là hợp chất có thể gây ung thư, có thể tìm thầy trong nhiều vật dụng nội thất. Bài viết này sẽ đưa ra những chỉ dẫn giúp giảm thiểu tác hại của khí độc Formaldhyde trong nhà dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây, một số vật liệu định hình và thiết kế nhà cửa đang sử dụng một hợp chất hóa học có nguy cơ gây nguy hiểm cho con người là Formaldehyde. Khí độc Formaldehyde trong không gian sống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí và sức khỏe con người.
Việc loại bỏ hoàn toàn các vật liệu có chứa formaldehyde không phải là điều luôn khả thi. Vậy làm sao để giảm thiểu tác hại của khí độc formaldehyde trong nhà một cách đơn giản nhưng hiểu quả nhất?
Formaldehyde là gì?
Hiểu một cách đơn giản, formaldehyde là hợp chất không màu, có mùi hăng, nặng và dễ cháy ở nhiệt độ thường, có công thức hóa học CH2O. Khi tiếp xúc với khí formaldehyde, hệ hô hấp, da và mắt có thể chịu ảnh hưởng xấu. Triệu chứng thường thấy là kích ứng mắt, mũi, cổ họng; bỏng mũi, chảy nước mắt, ho, kích ứng phổi, co thắt phế quản, viêm da. Trường hợp nặng formaldehyde có thể gây ung thư.
Formaldehyde có ở đâu trong nhà ở?
Sở dĩ, formaldehyde sinh ra trong quá trình đốt cháy và có thể tồn tại trong nhiều loại vật liệu dựng như chất kết dính, keo, ván ép, ván sợi, gỗ composite, vật liệu cách nhiệt …
Trong nội thất nhà ở, khí formaldehyde cũng có thể tồn tại trong những khu vực, vật liệu quen thuộc:
- Khí thải từ các thiết bị đốt cháy nhiên liệu như bếp củi, bếp ga, dầu hỏa
- Khói thuốc lá
- Chất kết dính, sơn mài, vải ép, một số vật liệu hoàn thiện và phủ bề mặt
- Chất bảo quản trong một số loại mỹ phẩm, thuốc, chất tẩy rửa như chất làm mềm vải, nước rửa chén bát
- Các loại thuốc trừ sâu, phân bón
- Vật liệu gỗ ép dùng chất kết dính có chứa nhựa UF (ure-formaldehyde)
- Vật liệu gỗ khối khi dùng làm sàn nhà hoặc đồ nội thất như kệ, tủ
- Tấm ván ép làm đồ nội thất, trang trí tường
- MDF hay gỗ ván sợi mật độ trung bình, thường được sử dụng ở mặt trước đồ nội thất như tủ, ngăn kéo … Những ván gỗ MDF này có tỷ lệ nhựa cao hơn bất kỳ sản phẩm ép UT nào khác, do đó có nguy cơ phát thải lượng formaldehyde nhiều hơn.
Nồng độ formaldehyde an toàn trong nhà là bao nhiêu?
Những yếu tố quyết định nguy cơ của formaldehyde với sức khỏe con người bao gồm: mức độ tập trung của khí formaldehyde, thời gian tiếp xúc và sức khỏe của người tiếp xúc.
Nồng độ formaldehyde an toàn trung bình thường nhỏ hơn 0,1 ppm. Khi sử dụng những sản phẩm gỗ mới ép hay mới sản xuất, nồng độ formaldehyde có thể cao hơn trên mức 0,3 ppm và giảm dần sau thời gian sử dụng.
Biện pháp giảm thiểu tác hại của khí độc formaldehyde trong nhà
1. Giảm tiêu thụ sản phẩm có hàm lượng formaldehyde cao hoặc lựa chọn sản phẩm không có phụ gia formaldehyde
Người dùng nên cân nhắc lựa chọn các sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn, chứng nhận hạn chế phát thải formaldehyde hoặc các sản phẩm gỗ được làm từ nhựa phenol-formaldehyde (PF). Loại vật liệu này thải ra lượng formaldehyde thấp hơn nhựa urea-formaldehyde (UF) đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm gỗ nguyên khối hoặc gỗ composite đã được chứng nhận.
Ngoài ra, trong thiết kế, thi công, việc xác định các vật liệu không thêm formaldehyde vô cùng quan trọng. Theo Ban Tài nguyên không khí California – CARB, phân loại NAF (không thêm formaldehyde) là một tiêu chuẩn trong đo lường khí thải formaldehyde vô cùng nghiêm ngặt.
2. Tối ưu thông gió tự nhiên để ngôi nhà thoáng đãng
Môi trường nóng ẩm có thể làm tăng mức độ phát thải formaldehyde. Do đó, kiểm soát được yếu tố môi trường này góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu tác hại của khí độc formaldehyde.
Trong môi trường kín, thông gió tự nhiên được coi là phương án khả thi giúp giảm tác động của phát thải loại khí này. Trong trường hợp kết cấu nhà không thuận lợi để tiến hành các phương án thiết kế thông gió tự nhiên, bạn có thể kết hợp thêm một số thiết bị như máy hút ẩm, điều hòa … Khi dùng các thiết bị này, cần lưu ý làm sạch và kiểm tra thoát nước thường xuyên, ngăn nấm mốc phát triển, không tốt cho không khí và sức khỏe.
3. Không hút thuốc lá giúp giảm phát thải formaldehyde
Hút thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân tạo ra khí độc formaldehyde. Hút thuốc trong không gian kín có thể khiến cả người hút và những người xung quanh đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm formaldehyde cao quá mức.
4. Giặt quần áo mới trước khi sử dụng để loại bỏ formaldehyde trong vải
Trên quần áo mới đôi khi lưu giữ một số chất bảo quản để quần áo không bị nấm mốc trong suốt quá trình vận chuyển. Ví dụ, formaldehyde resin có nhiều trường hợp sử dụng trên quần áp để chống nhăn và ngừa nấm mốc, nhưng khi tiếp xúc với da có thể dẫn tới phát ban.
Vì vậy chỉ với thói quen giặt đồ mới trước khi mặc, mùi của formaldehyde đã được giảm đi đáng kể.
5. Sử dụng các loại sơn có ít hoặc không có VOC
VOC là viết tắt cho Volatile organic compounds, chỉ những chất hữu cơ dạng lỏng hoặc rắn, khi tiếp xúc ở nhiệt độ thường với áp suất khí quyển có thể bay hơi một cách tự nhiên. Trong đó, formaldehyde là một loại VOC phổ biến. Nhiều nghiên cứu trên thể giới đã chỉ ra rằng VOC gây hại cho sức khỏe con người, có thể gây dị ứng, chóng mặt, kích ứng mắt, đau đầu hay bất tỉnh do phơi nhiễm với mức VOC cao trong ngắn hạn.
Đặc biệt, VOC được tìm thấy ở hầu hết các loại sơn như sơn nội thất, ngoại thất, sơn dầu, keo hồ hay các sản phẩm chùi dọn, xăng dầu, dung môi làm loãng sơn … Chính vì vậy, lựa chọn các loại sơn có ít hoặc không có VOC sẽ giúp hạn chế lượng khí độc formaldehyde trong gia đình, tránh các tác động xấu tới môi trường và sức khỏe.
6. Loại bỏ formadehyde bằng than hoạt tính
Được làm từ những chất liệu tự nhiên như vỏ dừa, than đã qua xử lý bằng oxy nên thanh hoạt tính có cấu tạo rất xốp. Khoa học đã chứng minh, diện tích bề mặt tiếp xúc của than hoạt tính rất lớn, khoảng từ 50-1000 m2/gram. Bên trong phân tử của than hoạt tính còn có nhiều ngóc ngách giống như một tổ ong kích thước nhỏ. Chính vì vậy, nó có thể hấp phụ tốt với nhiều loại khí, trong đó có khí độc formaldehyde.
Ngoài ra, sử dụng than hoạt tính trong nhà, ô tô hay một số không gian kín có thể giúp làm sạch không khí, loại bỏ mùi hôi, cân bằng độ ẩm và thân thiện với môi trường.
7. Trồng cây xanh hấp thụ formaldehyde
Theo nghiên cứu của NASA Clean Air, một số loại cây trồng trong nhà có khẳ năng hấp thụ nhiều loại chất độc dễ bay hơi, trong đó có formaldehyde. Đồng thời, cây xanh còn giúp giảm đến 90% các loại chất gây ô nhiễm trong không khí. Một số loại cây hút khí độc trong nhà phổ biến như lưỡi hổ, lan ý, dây nhện …
8. Sử dụng máy đo nồng độ formaldehyde
Nếu trong điều kiện cho phép, việc sử dụng máy đo formaldehyde sẽ hỗ trợ theo dõi tình trạng không khí trong nhà bằng cách đo TVOC - tổng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, độ ẩm và nhiệt độ. Bằng ứng dụng công nghệ thông minh, người dùng có thể theo dõi chi tiết và nắm bắt từng chất gây ô nhiễm không khí, từ đó đề ra các giải pháp cải thiện tình trạng phù hợp.
9. Khử mùi formaldehyde trên đồ gỗ bằng chè khô và hỗn hợp chanh, giấm, muối
Dùng chè khô loại bỏ mùi formaldehyde trên đồ gỗ
Chất cephatin trong chè khô có khả năng hấp thụ, trung hòa formaldehyd. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần để chè khô trong một chiếc túi vài dày, làm ẩm túi bên ngoài và đặt trên sàn gỗ hay bề mặt đồ gỗ. Mùi formaldehyde trong gỗ công nghiệp hay các vật dụng sẽ nhanh chóng biến mất.
Sử dụng hỗn hợp giấm, chanh, muối khử mùi formaldehyde trên gỗ
Bạn có thể áp dụng phương pháp này bằng cách sử dụng nửa bát nước với một thìa muối lớn, từ 3 – 4 lát chanh (có thể thay bằng giấm) và để hỗ hợp nay quanh khu vực sàn gỗ, đồ nội thất gỗ mới cho tới khi mùi dịu đi.
Để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe gia đình, hãy áp dụng đúng lúc và triệt để các biện pháp loại bỏ khí độc formaldehyde trong nhà tốt nhất.