Phong cách thiết kế tối giản Minimalism: tối giản, tinh tế hay đơn điệu, cứng nhắc?
Phong cách thiết kế tối giản Minimalism là sự lựa chọn tinh tế, tối giản cho mọi gia đình. Tuy nhiên việc áp dụng những lý thuyết vào thực tế cần lưu ý những vấn đề gì?
Phong cách thiết kế tối giản Minimalism – thiết kế nội thất tối giản là gì?
Phong cách Minimalism – phong cách thiết kế tối giản là cách thể hiện khuynh hướng dạng của nghệ thuật, đặc biệt trong âm nhạc và nghệ thuật thị giác. Với phong cách này, mọi sản phẩm đều được yêu cầu tối giản thiết kế nhất có thể.
Xuất phát từ nghệ thuật phương Tây, sau Thế chiến thứ 2, phong cách Minimalism được thể hiện rõ nhất trong những tác phẩm hội họa của Mark Rothko. Sau đó, khái niệm này được mở rộng dần và bao hàm cả những khuynh hướng âm nhạc có đặc trưng về sự lặp lại. Điển hình của những tác phẩm âm nhạc này là các sáng tác của Steve Reich, Terry Riley và Philip Glass.
2. Phong cách thiết kế tối giản Minimalism trong thiết kế kiến trúc tối giản
Kiến trúc sư đại tài người Đức - Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) được biến đến như người cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Ông đã đặt nền móng cho phong cách thiết kế Minimalism thiết kế không gian đơn giản, tinh tế, sử dụng những đường thẳng, đường vuông góc và mặt phẳng.
Trong kiến trúc tối giản, tất cả nội dung và bố cục được sắp đặt theo nguyên tắc “Less is more”, có thể hiểu là ít nhưng lại nhiều, đơn giản hết mức có thể, càng đơn giản thì càng tốt.
Đặc trưng kiến trúc của phong cách thiết kế tối giản Minimalism là tập trung vào giá trị của không gian, cô đọng, thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng. Không gian là yếu tố làm nên cảm xúc chứ không phải đồ nội thất hay trang trí. Trong kiến trúc tối giản, các yếu tố trang trí được hạn chế tối đa, ánh sáng đóng vai trò quan trọng nhất, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên.
Tuy nhiên, không tránh khỏi một số người cảm thấy phong cách thiết kế tối giản Minimalism đơn điệu và hơi khô cứng. Vì vậy, để cảm nhận vẻ đẹp của phong cách này không thể chỉ nhìn và đánh giá từ bên ngoài, mà cần mở rộng tư duy, cảm nhận sự đặc sắc từ những chi tiết nhỏ đến trải nghiệm không gian.
3. Phong cách Minimalism – phong cách thiết kế tối giản
Sự thu hút của phong cách Minimaslism trong nội thất nằm ở sự đơn giản và tinh tế mà nó đem lại. Những đường nét tối thiểu, giảm tối đa chi tiết, và mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa nhất định nhằm tạo không gian thông thoáng và hài hòa nhất.
Ở Châu Âu – cái nôi của nội thất thế giới, thiết kế nội thất tối giản là phong cách vô cùng thịnh hành. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến những xu hướng nội thất khác của các nước Bắc Âu từ thập niên 90 trở về đây, và tiếp tục lan rộng ra các nước Châu Mỹ.
Ở Châu Á, Nhận Bản được xem là bậc thầy của phong cách tối giản này, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nó ở phần lớn công trình cả đương đại lẫn truyền thống tại quốc gia này.
- Bài viết liên quan: Tham khảo thiết kế căn hộ studio tối giản – xu hướng mới cho người trẻ
4. Những đặc điểm của phong cách thiết kế tối giản Minimalism trong thiết kế nội thất tối giản
4.1. Nguyên tắc bố trí không gian “Less is more – Ít là nhiều”
Ludwig Mies van der Rohe đã đề ra nguyên tắc tổng thể không gian “Less is more – Ít là nhiều” cho phong cách tối giản. Một tổng thể tối giản ở đây có thể hiểu là sự xuyên suốt và giản lược chi tiết tuyệt đối trong không gian.
Phong cách thiết kế tối giản Minimalism đòi hỏi tinh giản hết mức có thể đồ nội thất, loại bỏ vật dụng không cần thiết, nên những đồ vật được sử dụng cũng cần đáp ứng công năng tôi đa như đồ nội thất thông minh, tích hợp nhiều tính năng trong một sản phẩm.
4.2. Phong cách nội thất tối giản hạn chế về màu sắc
Từ quá trình xây nhà đến thiết kế nội thất, màu sắc đều phải được hạn chế. Tốt nhất chỉ nên sử dụng ba màu trong cùng một phối cảnh, bao gồm một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn.
Phong cách thiết kế tối giản Minimalism thường sử dụng gam màu trung tính làm màu tường để tạo ra bức đệm hoàn hảo cho các món đồ nội thất bên trong. Những gam màu nhẹ nhàng kết hợp với đường nét tối giản sẽ làm phong cách Minimalism trở nên tinh tế và trang nhã hơn.
Đừng quên vận dụng khéo léo sự tương phản giữa các gam màu trung tính với đồ nội thất để tạo nên nét chấm phá độc đáo cho phong cách thiết kế tối giản. Màu tường tiêu biểu cho phong cách này là màu trắng, do khả năng tạo cảm giác không gian rộng rãi, mát mẻ, vừa làm tăng giá trị màu sắc xung quanh.
4.3. Ánh sáng là một phần của thiết kế nội thất Minimalism
Như đã đề cập trước đó, ánh sáng là phần quan trọng tạo hiệu ứng thẩm mỹ thị giác mạnh mẽ. Với những khu vực quan trọng, hiệu ứng đổ bóng vào đồ nội thất giúp các chi tiết trở nên nổi bật, tô lên hình khối đồ vật và những thành phần khác trong kiến trúc ngôi nhà.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, các kiến trúc sư thường tận dụng ánh sáng tự nhiên qua bình phong lá chắn, rèm cửa hoặc tán cây xanh tự nhiên để tạo hiệu ứng màu sắc đặc sắc. Ngoài ra, ánh sáng sẽ giúp tạo ra điểm nhấn nổi bật cho hình dạng và cấu trúc của những thành phần trang trí trong không gian.
4.4. Sử dụng các đồ nội thất thông minh
Đồ nội thất trong phong cách thiết kế tối giản Minimalism được hạn chế tối đa. Phần lớn đồ nội thất được sử dụng đều mang hơi hướng hiện đại châu Âu, có thiết kế nhẹ nhàng, đơn giản để tạo ra sự hài hòa cho tổng thể thiết kế tối giản của căn nhà.
Vật dụng nội thất phong cách tối giản phải có hình dáng tinh tế, có màu sắc trung tính hoặc bao bọc bởi vật liệu khác có màu sắc trung tính. Những vật dụng này có thể được làm từ chất liệu thép không rỉ, crôm và số lượng phụ kiện ít nhất có thể. Sàn nhà ưu tiên các vật liệu dễ vệ sinh như gỗ, đá, gạch hoặc áp dụng thêm sơn sàn.
Có thể thấy Minimalism không đơn giản là một phong cách thiết kế, nó còn là tấm gương phản ánh phong cách sống của chủ nhân một cách rõ nét. Sau một thời gian say mê những chi tiết hoa văn bắt mắt, cầu kỳ, người Câu Âu lại tìm về giá trí của cái đẹp tinh tế, đơn giản. Trước thực trạng dân số ngày càng đông, lượng công việc và áp lực của con người ngày càng nhiều thì một không gian sống thoáng đãng, tràn đầy ánh sáng chính là thứ nhiều người tìm kiếm.
5. Những mẫu thiết kế nội thất phong cách tối giản Minimalism đẹp nhất
5.1. Mẫu thiết kế phòng ngủ phong cách Minimalism
5.2. Mẫu thiết kế phòng ngủ phong cách Minimalism
5.3. Mẫu thiết kế phòng bếp phong cách Minimalism
5.4. Mẫu thiết kế phòng tắm phong cách Minimalism
Qua bài viết này, mong rằng bạn đã hiểu rõ về phong cách thiết kế tối giản Minimalism trong thiết kế và những đặc điểm chính của nó. Nếu bạn là người yêu thích tự đơn giản, nguyên tắc và tự do thì phong cách nội thất tối giản này chính là điều bạn đang tìm kiếm.
XEM THÊM: